-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁC MẸO SỬA MÀN HÌNH ĐIỆN THOẠI CẢM ỨNG BẤM KHÔNG LÊN
Thứ Sat,
31/10/2020
Đăng bởi Khải Minh
Bạn cảm thấy bực bội khi màn hình cảm ứng điện thoại không bấm được. Bạn sử dụng iPhone, Android của mình để xem và làm mọi thứ, từ thực hiện cuộc gọi, chụp ảnh, chơi game, cập nhật tin tức, giao lưu với bạn bè, họp hành,… Vì thế mà “sự cố màn hình cảm ứng” khiến bạn như muốn nổ tung trong bế tắc. Tại bài viết này, Minh Lộc Mobile sẽ giải thích lý do tại sao màn hình cảm ứng trên smartphone của bạn không hoạt động và một số mẹo khắc phục các sự cố trên tại nhà.
Điều đầu tiên chúng ta cần làm là tìm hiểu nguyên nhân tại sao màn hình cảm ứng điện thoại thông minh của bạn bị lag, đơ không thao tác được.
1. Các nguyên do làm điện thoại bị đơ cảm ứng
Sự cố không cảm ứng được thường xảy ra khi phần vật lý của màn hình điện thoại bị tác động mạnh hoặc phần mềm của máy bị lỗi. Nói 1 cách dễ hiểu là sẽ có nguyên do từ phần cứng hoặc phần mềm.
1.1 Môi trường bên ngoài khiến màn hình trở nên kém nhạy hơn
- Do từ trường gây ra bởi bạn đặt để điện thoại trong môi trường có từ tính quá cao.
- Do tĩnh điện: mồ hôi và dầu trên tay dẫn đến điện thoại không phản hồi khi bạn chạm vào. Hãy đảm bảo tay bạn khô và màn hình sạch trước khi sử dụng
- Bị ảnh hưởng bởi dòng điện, khi đang nối với nguồn sạc thì điện thoại sẽ có triệu chứng bị đơ cảm ứng.
- Điện thoại thông minh ở môi trường nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng dễ khiến màn hình cảm ứng không phản hồi.
1.2 Điện thoại bị rơi dẫn đến màn hình cảm ứng không hoạt động
Màn hình cảm ứng dễ bị đen, không phản hồi hoặc đơ khi bị va đập mạnh.
Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây ra vấn đề với màn hình, từ bị sọc cho đến đơ cảm ứng hoàn toàn.
1.3 Xung đột ứng dụng khiến màn hình cảm ứng điện thoại không hoạt động
Nếu có ứng dụng mà khi bạn mở thì màn hình cảm ứng không phản hồi có thể là 1 trong ba trường hợp sau:
- Ứng dụng độc chứa virus lây nhiễm vào hệ thống phần mềm điện thoại, dẫn đến màn hình cảm ứng không phản hồi
- Ứng dụng đó quá lớn, bộ nhớ điện thoại không đủ khả năng tải, do đó làm chậm tốc độ hệ thống và thậm chí khiến màn hình không phản hồi
- Một số ứng dụng không hỗ trợ trên dòng điện thoại hoặc hệ điều hành bạn đang sử dụng.
1.4 Cài đặt cá nhân làm cho hệ thống rối loạn
Một số cài đặt cá nhân hóa có thể làm rối loạn hệ thống điện thoại là nguyên do của màn hình cảm ứng không phản ứng.
Hãy xem xét lại những cài đặt riêng tư của bạn có đang chặn những tính năng làm máy không thể tương tác được.
1.5 Lỗi cập nhật firmware khiến màn hình điện thoại không hoạt động
Điện thoại đang cập nhật được thì bị ngắt kết nối internet hoặc các vấn đề khác gây hậu quả là hệ thống bị hỏng và màn hình điện thoại không thể cảm ứng.
2. Các cách khắc phục màn hình cảm ứng không phản hồi trên điện thoại
Dù bạn có kinh nghiệm về công nghệ hay không thì bạn vẫn có thể áp dụng một số cách khắc phục cơ bản dưới đây khi gặp tình huống màn hình cảm ứng ngừng hoạt động.
2.1 Khởi động lại thiết bị
- Khi màn hình cảm ứng của bạn ngừng hoạt động, có thể đó chỉ là trạng thái đơ tạm thời nên khởi động lại thiết bị sẽ fix được lỗi này. Bấm giữ nút nguồn để điện thoại tắt hoàn toàn rồi khởi động lại. Check xem cảm ứng đã trở lại bình thường hay chưa.
- Bên cạnh đó, nên tận dụng lúc bạn tắt nguồn điện thoại để làm sạch màn hình cảm ứng và miếng dán bảo vệ màn hình. Có thể bụi bẩn không là nguyên nhân gây mất cảm ứng nhưng khi điện thoại ít bụi bẩn bám vào chắc chắn sẽ giúp điện thoại nhận cảm ứng mượt mà hơn.
- Làm sạch dầu trên tay của bạn để tránh gây vệt nhờn lên màn hình. Lau màn hình cảm ứng bằng vải không xơ. Vải có thể khô hoặc ướt, nhưng tuyệt đối không sử dụng khăn ướt nhé.
2.2 Tháo miếng bảo vệ màn hình
Có những miếng bảo vệ màn hình quá dày, đã quá lâu chưa thay hoặc bị mất khả năng nhận cảm ứng truyền xuống mặt điện thoại bên dưới, nó là lí do làm điện thoại ngừng ghi nhận cảm ứng của bạn.
2.3 Tháo SIM, thẻ nhớ
Nếu thiết bị của bạn bị một số hư hỏng, chẳng hạn như bị rơi hoặc bị ướt, thì việc sửa chữa nó sẽ phức tạp hơn hẳn nhưng trước tiên hãy nhớ tắt nguồn hoàn toàn và rút phích cắm thiết bị của bạn.
- Tắt thiết bị và tháo tất cả các thẻ sim, thẻ nhớ và thiết bị ngoại vi. Lý do điều này có thể phức tạp là những thẻ này đôi khi rất khó gỡ ra đối với từng dòng điện thoại
- Vệ sinh sạch sẽ các khe, dùng vải khô thấm nếu có nước dính
2.4 Lau khô điện thoại thông minh
Màn hình cảm ứng cũng có thể ngừng hoạt động, không phản hồi hoặc cảm ứng thất thường nếu điện thoại bị ướt. Trong trường hợp đó, làm khô điện thoại kỹ lưỡng đôi khi có thể khắc phục được sự cố. Hãy thử dùng máy sấy nhưng bật ở chế độ gió chứ đừng sử dụng chế độ sấy nhiệt nhé
2.5 Vỗ nhẹ hoặc miết tay từng góc của màn hình
Chạm gõ nhẹ vào từng góc của điện thoại. Khi màn hình cảm ứng bị đơ sau khi điện thoại va đập hoặc rơi, có thể là do kết nối bộ số hóa bên trong bị lỏng. Cách làm là vỗ nhẹ mặt sau lưng điện thoại, miết chạm nhẹ vào từng góc màn hình của điện thoại có thể khiến điện thoại kết nối lại cảm ứng.
2.6 Cập nhật hoặc cài đặt lại trình điều khiển của điện thoại
Vì sự cố màn hình cảm ứng cũng có thể do các tệp hoặc chương trình bạn tải xuống gây ra, nên bước tiếp theo là khởi động điện thoại, máy tính bảng của bạn ở chế độ an toàn. Chế độ này khá cơ bản sẽ giúp bạn chặn những tệp tin không rõ nguồn gốc hoặc máy không quét được.
2.7 Điều chỉnh độ nhạy 3D Touch của iPhone
Nếu bạn gặp phải tình trạng màn hình cảm ứng không phản hồi hoặc lag khi thao tác chạm trên iPhone 6s trở lên, đó có thể là vấn đề về độ nhạy của 3D Touch. Trong trường hợp đó, giả sử màn hình cảm ứng hoạt động bình thường, bạn sẽ cần điều chỉnh cài đặt đó.
Đi tới Cài đặt >> Trợ năng >> 3D Touch >> Điều chỉnh thanh trượt để xem độ phản hồi của màn hình có biến chuyển hay không.
Nếu màn hình cảm ứng của điện thoại bạn không trở lại bình thường sau khi thử các phương pháp trên, có thể màn hình cảm ứng đã bị hỏng hoặc gặp trục trặc phía trong máy. Bạn nên mang nó đến một cửa hàng sửa chữa uy tín để tìm ra nguyên nhân và xử lý điện thoại đúng cách.